Khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh đẩy một trong số những hãng hàng không lớn nhất thế giới vào cảnh khốn khó

Mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng vịnh trước tiên không ai khác chính là hãng hàng không Qatar.

Hôm qua, chính phủ Ả-rập xê-út, các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ai Cập và Bahrain đã đồng loạt tuyên bố cắt đứt mối quan hệ ngoại giao với Qatar.

 Mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng ngoại giao này trước tiên không ai khác chính là hãng hàng không Qatar. Qatar Airways là một trong những hãng hàng không tăng trưởng nhanh nhất và cũng nằm trong số 5 hãng hàng không 5 sao được Skytrax bầu chọn. Trong 2 thập kỷ qua, Qatar Airways đã trở thành một trong những hãng hàng không quốc tế có ảnh hưởng nhất trên thế giới với 120 điểm đến và đội tàu bay lên tới 250 chiếc.

 Tuy nhiên, trong một động thái mới nhất Ả-rập xê-út, các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), Ai Cập và Bahrain đã từ chối cho Qatar Airways tiếp cận vào không phận của họ.

 Theo Will Horton – chuyên gia phân tích tại CAPA Centre for Aviation, Ả-rập xê-út là thị trường lớn nhất Qatar Airways, ngoài ra còn có ác tiểu vương quốc Abu Dhabi và Dubai. Hơn nữa, sự hiện diện của Qatar Airways tại Ả-rập xê-út với vai trò là một hãng hàng không quốc tế là rất lớn.

 Trong khi UAE tuyên bố lý do Qatar “gây bất ổn cho khu vực”, Ả-rập xê-út chấm dứt quan hệ với Qatar “trước mối nguy hiểm của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan” như tổ chức Anh em Hồi giáo, ISIS và cả Iran.

 Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế UAE đã tuyên bố rằng:

 “Nhằm hỗ trợ tuyên bố của Quốc vương Bahrain và Quốc vương Ả-rập xê-út, UAE đã thống nhất cắt đứt mọi mối quan hệ với Nhà nước Qatar bao gồm cắt đứt mối quan hệ ngoại giao và đưa ra thời hạn 48 giờ cho các nhà ngoại giao Qatar rời khỏi UAE”.

 Không chỉ tuyệt giao, chính phủ UAE còn tuyên bố đóng cửa không phận, biên giới trên biển và đất liền với Qatar. Tất cả các phương tiện giao thông của Qatar đến hoặc rời UAE đều bị cấm quá cảnh, nhập cảnh hoặc rời khỏi lãnh thổ UAE. Mọi hành vi pháp lý trong mối quan hệ hợp tác với các nước đồng minh và công ty nước ngoài liên quan đến Qatar mà sử dụng không phận và vùng biển từ hoặc đến Qatar đều phải được xem xét về tính an ninh quốc gia.

 Trong khi nhiều quốc gia có thể từ chối quyền hạ cánh, hiện vẫn chưa rõ Bahrain, Ai Cập hay UAE có ban hành lệnh cấm hợp pháp hãng hàng không Qatar ra khỏi không phận của họ hay không bởi vì đây đều là những quốc gia đã ký kết vào Hiệp định vận chuyển hàng không quốc tế. Ả-rập xê-út không phải là thành viên của IASTA. Hãng Qatar Airways đã ngừng tất cả chuyến bay tới Ả Rập Xê Út.

 Hiện tại, 50% vốn sở hữu của Qatar Airways vẫn thuộc về nhà nước và 50% còn lại là của các nhà đầu tư tư nhân.

 Ngoài Qatar Airways, nhiều hãng hàng không cũng bị ảnh hưởng. Một loạt hãng hàng không đã tuyên bố ngừng các chuyến bay đến và đi Qatar từ ngày 6/6, bao gồm Etihad Airways, Emirates Airline và Flydubai.

Call Now